Cẩm nang hướng dẫn lắp và cài đặt sử dụng thiết bị DOFA SMART- Phần 2

 Ngày đăng: 16 tháng 11, 2023
Phần 2 ( Nâng cao)
Tiếp nối phần cẩm nang hướng dẫn sử dụng app DOFA SMART từ A đến Z - Phần 1, phần 2 dưới đây sẽ cho bạn biết các hướng dẫn lắp đặt, cài đặt và sử dụng tất cả các thiết bị DOFA SMART một cách đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng. Ai cũng có thể thực hiện được.

    Tiếp nối phần cẩm nang hướng dẫn sử dụng App DOFA SMART  từ A đến Z - Phần 1, phần 2 dưới đây sẽ cho bạn biết các hướng dẫn lắp đặt, cài đặt và sử dụng tất cả các thiết bị DOFA SMART một cách đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng. Ai cũng có thể thực hiện được.

    Xem ngay phần 1 tại đây!

     

    I) HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT VÀ CÀI ĐẶT CÁC THIẾT BỊ CƠ BẢN

    1. Nguyên lý cài đặt chung

    Các thiết bị của DOFA có một nguyên lý chung để cài đặt, đó là đưa thiết bị về chế độ reset hoặc gọi là chế độ ghép nối, rồi sau đó kết nối thiết bị vào App.

    Cách đưa thiết bị về trạng thái reset của hầu hết các thiết bị cũng có nguyên lý tương tự nhau, đó là giữ nút nhấn trên thiết bị ( thường là nút nguồn, nút kí hiệu reset,…) một khoảng thời gian, cho đến khi có đèn trên thiết bị nhấp nháy nhanh thì là thiết bị đã vào chế độ reset - chế độ ghép nối.

    Với thiết bị kết nối Wifi, thì thiết bị sẽ được kết nối với Wifi và thêm trực tiếp vào App DOFA SMART. Với thiết bị Zigbee, thì thiết bị sẽ được kết nối thông qua bộ điều khiển trung tâm Zigbee.

    Chi tiết về cách thêm các thiết bị cơ bản sẽ được trình bày ở các mục dưới đây.

    1.1 Cài đặt các thiết bị kết nối Wifi

    Cách 1: Thêm nhanh thiết bị với Bluetooth

    Cách này lưu ý bạn cần cấp quyền “Thiết bị ở gần” từ khi cài đặt App, sau đó bật bluetooth của điện thoại lên, sau khi thiết bị vào chế độ ghép nối, bạn mở ứng dụng DOFA SMART → Thêm thiết bị và sẽ ngay lập tức thấy thiết bị hiện lên và yêu cầu kết nối.

    Chọn “Thêm vào” → Nhập thông tin Wifi, đợi thiết bị ghép nối xong và bấm “Hoàn tất”.

    1.2 Cài đặt các thiết bị Zigbee

    Để kết nối các thiết bị Zigbee vào App, chúng ta cần thêm bộ điều khiển trung tâm vào App trước đó. Sau đó, chúng ta các đưa thiết bị về chế độ ghép nối →  truy cập vào bộ trung tâm trong giao diện “Nhà” → chọn bộ điều khiển trung tâm mà chúng ta đã cài đặt trong nhà đó Chọn→  “Thêm thiết bị con” → “Đèn led đã nhấp nháy” → Chờ bộ trung tâm tìm ra thiết bị → Hoàn tất.

    Cách 2: Thêm thiết bị theo từng bước

    Với các thiết bị kết nối Wifi, sau khi đưa thiết bị về chế độ ghép nối, ở phần giao diện “Nhà” → Chọn “+” → “Thêm thiết bị” → Chọn thiết bị cần thêm Cấu hình Wifi → Hoàn tất.

    Đa phần các thiết bị Wifi sẽ có hai bước cài đặt chung là Xác nhận đèn nhấp nháy nhanh→  Cấu hình Wifi → Hoàn tất.

    Lưu ý: Wifi cài đặt cho hầu hết thiết bị đều là Wifi 2.4Ghz.

    2. Cách lắp đặt, cài đặt một số thiết bị cơ bản của DOFA SMART

    2.1. Công tắc thông minh - Wifi

    2.1.1. Chức năng và ứng dụng

    - Công tắc thông minh có những chức năng cơ bản như sau:

    + Bấm điều khiển cơ bằng tay.

    + Điều khiển bật tắt nguồn thiết bị từ xa qua điện thoại.

    + Hẹn giờ, đặt lịch trình bật tắt thiết bị.

    + Cài đặt kịch bản điều khiển thông minh: nhóm thiết bị, liên kết điều khiển thông minh,…

    Ví dụ: Cài đặt 1 nút nhấn để bật tắt nhiều công tắc cùng lúc, hoặc cài đặt đảo chiều thông minh cho cầu thang, hành lang mà không cần đi dây nối giữa các công tắc.

    - Ứng dụng: Điều khiển bật tắt đèn điện chiếu sáng, bình nóng lạnh, đèn sưởi,...

    2.1.2. Cách lắp đặt

    - 1 công tắc thông minh Dofa có trong bộ sản phẩm

    - 1 bút thử điện trong bộ sản phẩm

    - 1 băng dính đen, kéo

    Quy trình lắp đặt

    Bước 1: Tháo rời mặt kính.

    - Sử dụng bút thử điện hai cạnh đẩy nhẹ vào phần lưỡi nhựa để tách mặt kính ra khỏi đế nhựa.

    Bước 2: Hướng dẫn đấu dây.

    - L ký hiệu cho dây nóng hay dây lửa → đấu vào chân L của công tắc.

    - N ký hiệu cho dây nguội hay dây mát → đấu vào chân N của công tắc.

    - L1, L2, L3, L4 đấu với dây ra bóng đèn.

    Bước 3: Lắp lại công tắc thông minh, cấp điện và thử lại.

    - Sử dụng đinh ốc kèm theo để cố định công tắc vào đế âm.

    (*) Lưu ý:

    - Trước khi lắp đặt, phải ngắt nguồn điện, dùng bút thử điện kiểm tra kĩ xem điện đã bị ngắt chưa.

    - Nguồn điện 220V phải có đầy đủ dây nóng - Line (L) và dây nguội - Neutral (N).

    - Độ sâu đế âm: Khuyến nghị chiều sâu từ mặt tới đáy đế âm từ 5cm trở lên.

    - Khoảng cách tối thiểu giữa các đế âm từ 2,5cm.

    - Đấu dây gọn gàng tránh chạm chập, hỏng thiết bị, mất an toàn cho người lắp đặt và sử dụng.

    - Căn chỉnh ngay ngắn trước khi lắp lại mặt kính, mặt kính phải được sập hết cỡ, ép sát vào mặt cảm ứng.

    2.1.3.Cách cài đặt

    Cách 1: Thêm nhanh như hướng dẫn ở mục 1.1. Cài đặt các thiết bị kết nối Wifi

    Cách 2: Thêm theo từng bước

    - Bước 1: Giữ tay vào 1 nút bấm bất kì trên mặt công tắc cho đến khi đèn Led trên mặt công tắc nhấp

    nháy nhanh công tắc vào chế độ ghép nối.

    Bước 2: Vào app DOFA SMART và chọn vào “+” ở góc trên bên phải của ứng dụng.

    Trong mục “Thiết bị Wifi” chọn “Công tắc (Wifi+BLE)” → Xác nhận đèn nhấp nháy nhanh →  Điền thông tin Wifi ( Theo hướng dẫn của phần Nguyên lý cài đặt chung)

    2.2. Ổ cắm đơn thông minh – Wifi

    2.2.1.Chức năng và ứng dụng

    - Ổ cắm thông minh có những chức năng cơ bản như sau:

    + Bấm điều khiển cơ bằng tay.

    + Điều khiển bật tắt nguồn thiết bị từ xa qua điện thoại.

    + Hẹn giờ, đặt lịch trình bật tắt thiết bị.

    + Cài đặt kịch bản điều khiển thông minh.

    - Ứng dụng: Dùng để cắm và điều khiển bật tắt nguồn các thiết bị như máy bơm, quạt cây, nóng lạnh, đèn ngủ,… và chuyển đổi các thiết bị đó thành thiết bị thông minh.

    2.2.2. Cách lắp đặt

    Là thiết bị dễ lắp đặt, chúng ta chỉ cần mở hộp lấy ổ cắm ra. Cắm ổ cắm vào nguồn điện 220V, sau đó cắm thiết bị trực tiếp vào ổ cắm là đã hoàn tất quá trình lắp đặt ổ cắm thông minh.

    2.2.3. Cách cài đặt

    Cách 1: Thêm nhanh như hướng dẫn ở mục “1.1. Cài đặt các thiết bị kết nối Wifi”.

    Cách 2: Thêm theo từng bước

    Bước 1: Giữ tay vào nút nguồn trên ổ cắm cho đến khi đèn Led trên mặt công tắc nhấp nháy nhanh → Công tắc vào chế độ ghép nối.

    2.3. Cục điều khiển hồng ngoại thông minh – Wifi

    2.3.1. Chức năng và ứng dụng

    Chức năng: Điều khiển từ xa các thiết bị sử dụng remote hồng ngoại như điều hòa, TV, quạt, máy

    chiếu,… Cài đặt các kịch bản thông minh như tự tăng nhiệt độ điều hòa, tự bật tắt quạt,…

    2.3.2. Cách lắp đặt

    Thiết bị dạng “plug and play” – cắm và sử dụng

    - Lấy thiết bị thiết bị và dây nguồn ra khỏi hộp. Cắm chân dây nguồn vào thiết bị + chân còn lại vào củ nguồn.

    - Kết nối củ nguồn với nguồn điện 220V, sau đó lựa chọn vị trí để IR phù hợp (giữa IR và thiết bị điều khiển không có vật cản khoảng cách ≤6m).

    - Lắp thêm chân đế + bắt vít (nếu cần) khi gắn các vị trí gắn tường hoặc gắn trần.

    2.3.3.Cách cài đặt

    Cách 1: Thêm nhanh như hướng dẫn ở mục “1.1. Cài đặt các thiết bị kết nối Wifi”

    Cách 2: Thêm theo từng bước.

    Bước 1: Giữ tay vào nút bấm ở mặt dưới cục hồng ngoại cho đến khi đèn Led bên cạnh nhấp nháy nhanh →  vào chế độ ghép nối.

    Bước 2: Vào app DOFA SMART và chọn vào “+” ở góc trên bên phải của ứng dụng. 

    Trong mục “Thiết bị Wifi” →  chọn “Remote hồng ngoại đa năng” → Xác nhận đèn nhấp nháy nhanh → Điền thông tin Wifi ( Theo hướng dẫn của phần Nguyên lý cài đặt chung).

    2.3.4. Cách thêm các thiết bị điều khiển bằng hồng ngoại ( Điều hòa, TV,…)

    Chọn vào biết tượng “Smart IR” trên app điều khiển.

    Chọn “Add” → Chọn thiết bị cần thêm điều khiển. Chọn hình và biểu tượng điều hoà.

    Bước 2: Vào app DOFA SMART và chọn vào “+” ở góc trên bên phải của ứng dụng.

    Trong mục “Thiết bị Wifi” chọn “Ổ cắm (Wifi)” Xác nhận đèn nhấp nháy nhanh Điền thông tin Wifi ( Theo hướng dẫn của phần Nguyên lý cài đặt chung).

    Màn hình chọn hiện ra có 2 chế độ:

    “Quick Match” để tìm tên hãng điều hoà và tiến hành cài đặt nhanh.

    “Learn Match” trong trường hợp muốn học lệnh trực tiếp từ điều khiển của thiết bị khi không tìm thấy tên hãng thiết bị.

    Chọn “Quick Match” → Chọn vào ô “Brand name” để bàn phím nhập liệu hiện lên Nhập tên hãng điều hoà . VD: “Daikin” → chọn hãng điều hoà hiện ra ở list bên dưới.

    Lần lượt ấn thử các nút điều khiển trên màn hình, nếu nhận thấy tiếng kêu phản hồi từ điều hoà thì chọn “Can Control” (có thể điều khiển) và ngược lại “Another One” (1 lựa chọn khác) khi không thể điều khiển và thử tiếp các mã điều khiển khác.

    Đảm bảo trong thời gian này thiết bị hồng ngoại và thiết bị cần điều khiển cách nhau ≤ 6m, và 2 thiết bị có thể nhìn thấy nhau (không có vật cản ở giữa).

    Làm tương tự cho đến khi chọn ra 1 màn hình điều khiển đẩy đủ hiện lên. Thử lại các nút tính năng,

    nếu các nút chức năng hoạt động bình thường. Chọn tiếp “Can Control”.

    Xuất hiện giao diện thông báo kết nối thành công (Match Complete). Đổi tên thiết bị (nếu cần) sau đó chọn “OK” để hoàn tất.

    Sau khi thêm xong. Thiết bị sẽ hiện lên ở bên trong giao diện của Smart IR. Chọn vào biểu tượng của thiết bị để bắt đầu điều khiển.

    Các thiết bị khác như TV, quạt,... khác làm tương tự.

    II. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT KỊCH BẢN - NGỮ CẢNH THÔNG MINH

    1. Ứng dụng của việc cài đặt kịch bản thông minh

    Việc cài đặt các kịch bản thông minh như “Chạm để chạy” hay “ Tự động hóa” giúp chúng ta kiểm soát và điều khiển các thiết bị điện trong nhà một các hiệu quả, nhanh chóng và tiện lợi hơn.

    Chẳng hạn như một ngôi nhà lắp hàng chục đến cả trăm thiết bị thông minh, chúng ta không thể tốn thời gian để đi điều khiển bật tắt từng thiết bị một. Như thế sẽ không khác là mấy so với thiết bị thông thường mà chỉ hơn là điều khiển được từ xa.

    Nhưng với việc tạo các kịch bản thông minh, chúng ta sẽ dễ dàng kiểm soát và điều khiển được ngôi nhà chỉ với vài nút nhấn hoặc với việc đặt lịch trình hoạt động tự động cho các thiết bị (máy bơm, bình nóng lạnh,…)

    Về cơ bản, việc tạo kịch bản thông minh là việc đặt 1 điều kiện để muốn thực thi một kết quả nào đó.

    Ví dụ:

    - Với lệnh tự động hóa “ Bình nóng lạnh tự bật lúc 5h30 sáng” thì điều kiện ở đây là “Vào lúc 5h30 sáng”, kết quả thực thi là “ Bật bình nóng lạnh lên”.

    - Hoặc với việc tạo nút nhấn “Chạm để chạy” để “Tắt hết đèn tầng 1” thì điều kiện ở đây là chúng ta phải nhấn vào nút nhấn đó thì kết quả thực thi là đèn tầng 1 được tắt hết.

    2. Cấu trúc của một kịch bản thông minh

    Một kịch bản thông minh khi tạo sẽ bao gồm 2 phần chính:

    Phần 1: Phần “Nếu” – Thể hiện các điều kiện xảy ra

    Phần 2: Phần “Thực hiện lệnh” – Thể hiện các kết quả/ hoạt động cần thực thi

    2.1 Phần điều kiện để thực thi - “ Nếu”

    Ở phần giao diện “Tạo Ngữ cảnh thông minh” sẽ gồm có các tác vụ – thể hiện các điều kiện như sau:

    - Chạm để chạy: Cài đặt điều kiện là tạo các nút nhấn để kích hoạt kịch bản – ngữ cảnh thông minh.

    Ví dụ: Nhấn nút để bật hết thiết bị điện trong nhà hoặc nhấn 1 nút để tắt hết thiết bị điện trong nhà.

    - Khi thời tiết thay đổi: Cài đặt điều kiện về thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, mưa, nắng,…) ở khu vực mà vị trí nhà của bạn được đặt. Thời tiết này được cập nhật theo thông tin dự báo thời tiết qua internet nên sẽ mang tính chất tương đối.

    Ví dụ: Cài đặt tự động hóa, đặt điều kiện nếu thời tiết ở Hà Đông

    trời nắng, nhiệt độ trên 32 độ thì điều hòa sẽ tự bật và duy trì nhiệt

    độ phòng ở 26 độ.

    - Lịch trình: Cài đặt điều kiện về thời gian, ngày giờ để tự động thực thi một kết quả thực hiện.

    Ví dụ: Cài đặt đúng 22h30 phút tối thì đèn sân sẽ tự động tắt. Khi trạng thái thiết bị thay đổi: Cài đặt điều kiện về việc thay đổi trạng thái thiết bị thì sẽ dẫn đến việc thực thi một kết quả thực hiện.

    Ví dụ: Cài đặt, khi cảm biến cửa báo trang thái mở, thì công tắc đèn phòng khách sẽ được bật lên.Hoặc khi công tắc đèn sân được bật, thì công tắc đèn cổng cũng tự động được bật lên.

    2.2. Phần hành động thực thi – “Thực hiện lệnh”

    Phần “Thực hiện lệnh” – thực thi hành động/ kết quả sẽ có những tác vụ như sau:

    - “Vận hành thiết bị”: thực hiện hành động điều khiển thay đổi trạng thái của một thiết bị mà ta muốn.

    Ví dụ: Bật/ tắt công tắc điện, Bật/tắt điều hòa, Đóng/mở rèm,…

    - “ Chọn kịch bản thông minh”: thực hiện hành động kích hoạt hoặc vô hiệu hóa một kịch bản theo ý muốn.

    - “Gửi thông báo nhắc nhở”: thực hiện hành động gửi thông báo qua ứng dụng khi có một điều kiện nào đó xảy ra.

    Ví dụ: Nếu lúc 12h đêm điều khiển cửa cuốn được bật, thì sẽ gửi thông báo báo động

    3. Hướng dẫn tạo các kịch bản “Chạm để chạy”

    3.1. Cách tạo

    - Để tạo ngữ cảnh theo nhu cầu sử dụng, chúng ta chọn vào Tab “Thông minh” → chọn vào dấu “+” ở trên cùng góc phải màn hình →  chọn “Chạm để Chạy” → chọn biểu tượng bút để đổi tên và “+” để thêm thiết bị vào ngữ cảnh

    - Chọn “+” → Chọn “Vận hành Thiết bị” → sau đó thêm lần lượt các thiết bị mong muốn kèm trạng thái của thiết bị (bật, tắt, nhiệt độ,…)

    Sau đó “Lưu” để hoàn tất. Nhấn “Tiếp theo

    Chọn “+” để thêm các thiết bị khác vào ngữ cảnh hoặc ấn “Lưu” để hoàn thành.

    3.2 Các kịch bản “ Chạm để chạy” thường dùng

    a) Với phòng khách

    - Kịch bản “Tiếp khách”: Khi kích hoạt kịch bản này, đèn phòng khách sẽ được bật lên, nếu thời tiết đang nóng hoặc đang là mùa hè thì điều hòa sẽ được bật lên làm mát, TV đc bật lên cho khách xem. Ngoài ra, nếu nhà bạn sử dụng loa thông minh Maika, thì có thể cài đặt thêm là loa sẽ tự động bật một bản nhạc theo yêu cầu, ví dụ như: Khách đến chơi nhà, Chúc mừng năm mới, …

    - Kịch bản “Thư giãn”: Khi kích hoạt kịch bản này, các đèn trong phòng sẽ được tắt gần hết, chỉ để lại một lộ đèn ánh sáng thấp (đèn trang trí, đèn hắt,…) giúp làm dịu cho mắt hoặc để nằm nghỉ ngơi một thời gian ngắn sau giờ làm việc, giờ học,… Nếu nhà bạn sử dụng thêm loa thông minh Maika, có thể cài đặt thêm là loa sẽ tự bật một bản nhạc không lời thư giãn, nhẹ nhàng hoặc tiếng suối chảy, chim hót,…

    - Kịch bản: “ Tắt hết điện phòng khách”: Khi kích hoạt kịch bản này, tất cả các thiết bị điện trong phòng sẽ được tắt hết (ngoại trừ các thiết bị cần cắm điện 24/24 như tủ lạnh,…). Kịch bản này thường được sử dụng khi chúng ta đi ngủ hoặc không còn ai trong nhà sinh hoạt tại phòng khách.

    - Kịch bản “Xem phim”: Khi kích hoạt kịch bản này, các đèn trong phòng sẽ được tắt gần hết, chỉ để lại một lộ đèn ánh sáng thấp (đèn trang trí, đèn hắt,…) giúp việc xem phim được thoải mái hơn và cũng không để ánh sáng phòng bị tối, giảm hại mắt.

    b) Với phòng ngủ

    - Kịch bản “Đi ngủ”: Khi kích hoạt kịch bản này, tất cả các thiết bị điện trong phòng sẽ được tắt hết, đèn ngủ sẽ được bật lên (nếu có).

    - Kịch bản “Xem phim”: Khi kích hoạt kịch bản này, các đèn trong phòng sẽ được tắt gần hết, chỉ để lại một lộ đèn ánh sáng thấp (đèn trang trí, đèn hắt,…) giúp việc xem phim được thoải mái hơn và cũng không để ánh sáng phòng bị tối, giảm hại mắt.

    c) Với phòng họp/ Phòng làm việc

    - Kịch bản “Làm việc”: Tất cả đèn sẽ được bật để đảm bảo ánh sáng cho mọi người làm việc tập trung, hiệu quả. Nếu là tiết trời mùa hè, điều hòa sẽ được bật.

    - Kịch bản “Trình chiếu”: Đèn trong phòng họp sẽ được tắt, màn chiếu tự động được kéo xuống và máy chiếu được bật lên.

    - Kịch bản “Tắt máy chiếu”: Đèn phòng họp được bật lên, máy chiếu đước tắt đi và màn chiếu được kéo lên.

    - Kịch bản “Họp”: Điều hòa được bật trước 15-20 phút để khi mọi người lên họp thì không khí đã mát mẻ, đèn phòng họp được bật lên.

    - Kịch bản “Kết thúc cuộc họp”: Tất cả thiết bị trong phòng họp sẽ được tắt đi,  động kéo lên.

    d) Với việc điều khiển tổng quan ngôi nhà

    - Kịch bản: Bật hoặc tắt hết đèn/điện từng tầng trong nhà. Giúp điều khiển điện của từng tầng với những nhà có nhiều tầng chỉ với một nút nhấn.

    - Kịch bản: Bật hoặc tắt hết thiết bị đèn/điện trong nhà. Giúp điều khiển điện của cả nhà chỉ với một nút nhấn.

    - Kịch bản: “Vắng nhà”.

    + Tắt hết thiết bị điện không cần thiết.

    + Bật chế độ cảnh báo báo động cho các thiết bị an ninh như cảm biến an ninh, camera quan sát,…

    - Kịch bản: “Về nhà”.

    + Nếu là trời tối sẽ tự bật đèn trước cửa hoặc đèn phòng khách.

    + Tự tắt các chế độ báo động của các thiết bị an ninh.

    + Tùy thời tiết thì điều hòa, quạt sẽ được bật, rèm cửa được kéo ra,…

    + Tùy thời tiết hoặc thói quen sinh hoạt thì bình nóng lạnh sẽ được bật.

    4. Hướng dẫn cài đặt các kịch bản “Tự động hóa”

    4.1. Cách cài đặt

    - Các tính năng tự động hóa có thể cài đặt

    + Hẹn giờ bật, hẹn giờ tắt

    + Đặt lịch trình bật tắt cố định hàng ngày

    + Đặt lịch trình tự tắt sau một thời gian bật lên cố định

    + Đặt tự động hóa theo dự báo thời tiết (Phần “Khi thời tiết thay đổi” trong mục Tạo kịch bản)

    + Đặt tự động hóa khi các thiết bị được kích hoạt ( Ví dụ như khi cảm biến chuyển động phát hiện chuyển động thì sẽ tự động bật đèn, hú còi. Hoặc cảm biến cửa báo mở thì sẽ gửi thông báo báo động,…)

    Với chức năng tự động hóa, đa phần sẽ cài theo thói quen sinh hoạt của từng phòng, từng đối tượng thành viên hoặc từng hộ gia đình.

    Sau đây là một số tự động hóa cơ bản hữu dụng, thường gặp và áp dụng chung được cho nhiều gia đình.

    4.2. Một số tự động hóa thường được sử dụng

    a) Cài đặt tự động hóa cho điều hòa

    Với điều hòa, nhất là phòng trẻ em, rất hay quên tắt điều hòa hoặc điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, bật điều hòa cả đêm với nhiệt độ thấp dẫn đến trẻ em hay bị cảm lạnh và có hại cho sức khỏe.

    Với giải pháp tự động hóa cho điều hòa, chúng ta có thể cài đặt tự động hóa như sau giúp vừa bảo vệ sức khỏe lại tiết kiệm điện tiêu thụ mỗi tháng:

    - Cách sử dụng 1: Khi ấn bật điều hòa với nút tự động hóa, điều hòa tự điều chỉnh tăng dần nhiệt độ lên sau khi bật, từ nhiệt độ ban đầu bật (16-20 độ ) để nhanh làm mát phòng, sau 30 phút tự động tăng lên 26 độ. Bật qua đêm đến tầm 3-4h sáng thì điều hòa tự tắt.

    - Cách sử dụng 2: Chúng ta có thể đặt lịch trình điều chỉnh và tắt điều hòa tự động. Ví dụ: đến 12h đêm điều hòa sẽ tăng nhiệt độ lên 26 độ và duy trì đến 3h sáng thì sẽ tự tắt.

    Cách cài đặt:

    Cách 1: Tạo nút bấm chạy tự động hóa

    Thông minh Tự động hóa Ấn vào dấu “+” trên góc trên cùng bên tay phải màn hình → Chọn “Chạm để chạy”

    Ở phần điều kiện “Thực hiện lệnh”, chọn các thiết lập “Thời gian trôi đi”“Vận hành thiết bị để tạo tự động hóa” như hình minh họa bên dưới.

    Sau khi tạo xong, ta sẽ được 1 nút bấm tự động hóa, khi cần kích hoạt ta nhấn vào nút đó, thì điều hòa sẽ được kích hoạt tự động hóa theo đúng cài đặt: Điều hòa bật ở 16 độ, sau 10 phút tự điều chỉnh tăng nhiệt độ lên 20 độ, sau 10 phút nữa tự tăng lên 26 độ và duy trì sau 4 tiếng thì tự động tắt.

    Cách 2: Tạo tự động theo lịch trình thói quen sinh hoạt

    Thông minh → Tự động hóa → Ấn vào dấu “+” trên góc trên cùng bên tay phải màn hình Lịch trình (22h30). 

    Ở phần điều kiện “Thực hiện lệnh” Chọn điều hòa → 26 độ → Thời gian trôi đi → 4 tiếng → Tắt điều hòa.

    Với cách tạo tự động hóa này, thì đến 22h30 tối, điều hòa sẽ tự điều chỉnh ở 26 độ và duy trì trong 4h sau đó sẽ tự tắt. Thời gian có thể điều chỉnh để phù hợp với thói quen sử dụng của từng nhà.

    b) Cài đặt bình nóng lạnh tự động

    Mặc dù bình nóng lạnh có cơ chế ngắt sau khi nước đã đủ nóng, nhưng với cơ chế này, nguồn điện của bình nóng lạnh không được ngắt hẳn mà khi bật cả ngày thì cứ khi nào nhiệt độ nước giảm thì bình lại tự bật để nước nóng lại. Nhiều gia đình vẫn luôn để bình hoạt động như vậy cả ngày dẫn đến rất tốn kém điện năng tiêu thụ.

    Ngoài ra, khi tắm, không ngắt hẳn nguồn điện của bình nóng lạnh cũng dễ gặp phải vấn đề rủi ro về dò điện, chập điện. Công tắc công suất cao cho bình nóng lạnh sẽ giúp ngắt nguồn triệt để cho bình nóng lạnh, chỉ bật theo cài đặt phù hợp với thói quen sinh hoạt của gia đình. Hoặc trong trường hợp cần bật trước thì

    có thể bật từ xa ở bất kì đâu, khi về nhà đã có nước nóng tắm, rất tiện lợi. Với công tắc thông minh cho bình nóng lạnh, chúng ta có thể cài đặt lịch trình bật nước nóng sẵnnhàng ngày theo thói quen sinh hoạt.

    Ví dụ:

    - Cài đặt cứ mỗi buổi sáng vào lúc 5h30, bình nóng lạnh sẽ tự bật 45’ 6h15 tự tắt.

    - Chiều bật vào lúc 17h30’, 18h15 tự tắt. Như vậy lúc nào cũng sẽ có nước nóng tắm theo đúng thói quen sinh hoạt mà ko cần phải để bình nóng lạnh tự sôi cả ngày, rất tốn điện. Thứ 2 là khi tắm thì bình nóng lạnh đã đc ngắt hẳn nguồn điện rất an toàn.

    - Ngoài ra cần cài thêm 1 tự động hóa nữa là cứ mỗi khi bật công tắc điều khiển bình nóng lạnh lên thì sau 45’ lại tự tắt lúc này đã có nước nóng tắm và bình nóng lạnh đã hoàn toàn bị ngắt nguồn an toàn cho người sử dụng.

    Cách cài đặt:

    Bước 1: Cài đặt lịch trình bật tắt hàng ngày theo thói quen sinh hoạt.

    - Vào giao diện điều khiển công tắc → Hẹn giờ → Lập lịch → Chọn thời gian và đánh dấu các ngày → Chọn trạng thái On (Đặt giở bật thiết bị) → Lưu.

    - Vào giao diện điều khiển công tắc → Hẹn giờ → Lập lịch → Chọn thời gian và đánh dấu các ngày → Chọn trạng thái Off (Đặt giở tắt thiết bị) →  Lưu.

    Với phần cài đặt này thì chúng ta sẽ có lịch trình bật tắt hàng ngày của bình nóng lạnh: Mỗi buổi

    sáng vào lúc 5h30, bình nóng lạnh sẽ tự bật 45’ → 6h15 tự tắt; buổi chiều bật vào lúc 17h30’, 18h15 tự tắt.

    Bước 2: Cài đặt ngắt nguồn tự động sau khi bật lên 45 phút.

    - Thông minh → Tự động hóa → “+” Khi trạng thái thiết bị thay đổi → Bình nóng lạnh

    On

    Ở phần “ Thực hiện lệnh”--> Thời gian trôi đi ( chọn 45’) Vận hành thiết bị Bình nóng. Với cách cài trên thì bình nóng lạnh sẽ luôn được ngắt hẳn nguồn sau khi bật lên 45 phút. Lúc này nước đã nóng và nguồn điện bình sẽ được tắt hoàn toàn. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

    c) Tự động thực hiện lệnh tắt hết thiết bị sau 12h đêm

    Nhiều người hay có thói quen hoặc sau 1 ngày làm việc mệt mỏi bị ngủ quên, không tắt các thiết bị điện, để qua đêm gây lãng phí điện.

    Tạo 1 tự động hóa tự thực hiện lệnh tắt các thiết bị điện sau 12h đêm sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều điện năng và ngoài ra còn giúp chủ nhà ngủ sâu giấc hơn, tránh bị giật mình tỉnh lại lúc nửa đêm rạng sáng.

    Cách cài đặt:

    Thông minh →  Tự động hóa →  Ấn vào dấu “+” trên góc trên cùng bên tay phải màn hình → Lịch trình ( chọn 0h).

    Phần điều kiện “Thực hiện lệnh” →  Vận hành thiết bị → Công tắc đèn → Off.

    Vận hành thiết bị →  Ổ cắm quạt, TV → Off.

    III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG APP MAIKA ĐỂ ĐIỀU KHIỂN BẰNG GIỌNG NÓI

    Ứng dụng Maika đóng vai trò như một trợ lý ảo trong nhà, giúp bạn thao tác điều khiển các lệnh như bật đèn, bật điều hòa,… với giọng nói.

    Tức là bạn chỉ cần nói “ Bật điều hòa 20 độ” để bật điều hòa thay vì vào ứng dụng và bấm tay để sử dụng.

    Để tìm hiểu thêm về các chức năng, ứng dụng của trợ lý ảo Maika, quý khách có thể truy cập website sau: https://olli.vn/blogs/support.

    1. Cách cài đặt

    Bước 1: Vào CH Play trên điện thoại Android hoặc App Store trên iPhone, tìm và tải ứng dụng Maika.

    Bước 2: Đăng nhập với tài khoản được cấp sẵn

    trong hộp.

    Bước 3: Truy cập vào biểu tượng hình ngôi nhà.

    Bước 4: Đổi tên thiết bị và đặt câu lệnh cho kịch bản

    Để đổi tên cho thiết bị ta nhấn vào thiết bị đó, sau đó nhấn vào biểu tượng cài đặt ở góc trên cùng bên phải và chọn “Thay đổi tên”.

    2. Liên kết tài khoản DOFA SMART với tài khoản Maika

    Việc liên kết tài khoản 2 ứng dụng với nhau sẽ giúp thiết bị của DOFA SMART được hiển thị trên ứng dụng Maika, sau đó ta mới có thể điều khiển bằng giọng nói qua ứng dụng Maika hoặc loa thông minh Maika.

    Cách liên kết như sau:

    Bước 1: Mở ứng dụng Maika → chọn mục → Nhà thông minh chọn →  Bắt đầu.

    Bước 2: Tạo nhà

    Trong bước này bạn có thể đặt tên tùy ý hoặc chọn trong danh mục có sẵn →  chọn “Tạo nhà”.

    Bước 3: Tạo phòng

    Tương tự bước tạo nhà, bạn đặt tên cho phòng → chọn “Tạo phòng”.

    Bước 4: Kết nối tài khoản mới

    Chọn biểu tượng 3 gạch ngang bên trên cùng tay phải → Chọn “ Quản lý tài khoản liên kết” →  “Kết nối tài khoản mới” → Chọn App DOFA SMART Điền thông tin tài khoản DOFA SMART ( Tài khoản, mật khẩu) → Next Step → Confirm Authorization.

    Bước 5: Sắp xếp thiết bị bạn muốn vào phòng chọn “Hoàn tất”.

    3. Cách sử dụng để ra lệnh bằng giọng nói trên điện thoại với App Maika:

    3.4. Điều khiển thiết bị riêng lẻ

    Bật app Maika và nhấn vào biểu tượng Micro sau đó ra lệnh điều khiển thiết bị:

    Ví dụ:

    - Bật đèn phòng khách

    - Bật máy bơm

    - Bật điều hòa 20 độ

    Với “đèn phòng khách”, “máy bơm”, “điều hòa” là tên các thiết bị đã được đặt.

    3.5. Điều khiển kịch bản thông minh

    Bước 1: Mở ứng dụng MAIKA → chọn “Smarthome” → chọn “Bắt đầu ” → chọn “Quản lý kịch bản”.

    Bước 2: Trong danh sách kịch bản, chọn biểu tượng cài đặt của kịch bản cần chỉnh sửa →  chọn dấu “+” để thêm câu lệnh kích hoạt → chọn “Tiếp tục”.

    Ví dụ: Bạn cần kích hoạt kịch bản “Bật hết đèn lên”, bạn có thể thêm các câu lệnh khác để kích hoạt kịch bản này, ví dụ như “trời tối rồi”, “trời tối quá”, “bật điện lên”,…

    Bước 3: Ở phần câu phần hồi của Maika bạn cũng có thể thêm các câu phản hồi khác theo ý thích.

    Bước 4: Kích hoạt kịch bản bằng cách bấm vào kịch bản “Bật hết đèn lên” ở khu vực quản lý kịch bản hoặc nhấn vào biểu tượng Micro sau đó nói câu lệnh

    để kích hoạt kịch bản.

    Với thông tin trong bài viết, người dùng khi sử dụng app DOFA SMART được cung cấp bản hướng dẫn chi tiết về việc cài đặt, kết nối và sử dụng các thiết bị DOFA SMART một cách dễ dàng. Cẩm nang này bao gồm những hướng dẫn cơ bản, như cách cài đặt ứng dụng trên điện thoại di động, tạo tài khoản, và kết nối các thiết bị với ứng dụng. Đồng thời, nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về các tính năng chính của ứng dụng, bao gồm điều khiển từ xa, lập trình hẹn giờ, và tạo các kịch bản tự động.

    Mong rằng khách hàng khi sử dụng app DOFA SMART sẽ có trải nghiệm dễ dàng và thoải mái. App DOFA SMART không chỉ giúp bạn tận hưởng tiện ích của công nghệ nhà thông minh, mà còn thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong việc quản lý ngôi nhà của chính bạn!




    Bình luận

    Đã có bình luận và đánh giá

    Bạn đánh giá sản phẩm này bao nhiêu sao ...

    Vui lòng để lại thông tin để gửi bình luận !

    Hủy
    Chat hỗ trợ
    Chat ngay